Thiết bị nén ngang đo địa chấn, SDMT, SPDMT

Tình trạng: Đặt hàng

Nhà sản xuất: Marchetti - Italy

Mã hàng: SDMT, SPDMT

- Phù hợp tiêu chuẩn ASTM D7400

- Tùy chọn cấu hình đo Vs hoặc Vs + Vp

- Có thể sử dụng chung thiết bị nén ngang DMT hay xuyên tĩnh CPTu

 

 

- Thiết bị nén ngang đo địa chấn (Seismic Dilatometer) là mô đun gắn thêm có thể gắn vào thiết bị bị nén ngang DMT hoặc thiết bị xuyên tĩnh CPT để đo tốc độ sóng cắt Vs (SDMT) và tốc độ sóng nén Vp (SPDMT)

- Kỹ sư Diego Marchetti bắt đầu hợp tác với Giáo sư Silvano Marchetti từ năm 2001 và phát triển Thiết bị nén ngang đo địa chấn (Seismic Dilatometer - SDMT) vào năm 2004

- Nhờ vào cấu hình thí nghiệm khoảng cách đúng hai cảm biến cách nhau 0.5m, boar điện tử chuyển đổi tín hiệu AD rất chính xác và truyền dữ liệu kỹ thuật số, nên độ lặp lại đo tốc độ Vs rất cao, khoảng 1%.

- Các giá trị Vs được tính toán tự động và hiển thị theo thời gian thực, với chi phí và thời gian thấp hơn đáng kể so với Downhole và Crosshole.

- Thiết bị nén ngang đo địa chấn SDMT cung cấp small strain modulus Go và working strain modulus MDMT, đó là hai điểm của G-y. Sự có sẵn hai điểm rất hữu ít trong khi chọn đường cong thiết kế G-y

- Dựa vào nhiều SDMT đã thực hiện trên các loại đất và khu vực địa lý khác nhau, một biểu đồ đã được xây dựng cho phép tính toán Vs chỉ cần vài kết quả DMT

- Vs profiles có sẵn đến độ sâu thí nghiệm hiện tại. Cảm biến gia tốc theo dõi độ nghiên của đầu dò SDMT trong quá trình xuyên.

- SPDMT là phiên bản nâng cao của Seismic Dilatometer, bao gồm hai cảm biến gắn thêm để ghi tốc độ sóng nén Vp

 

Ứng dụng Thiết bị nén ngang đo địa chấn

- Max Shear Modulus G0

- Đường cong suy giảm G-gamma hiện trường

- Đánh giá chất lượng mẫu

- Đáp ứng địa chất cục bộ

- Phân loại đất

 

Cấu tạo của Thiết bị nén ngang đo địa chấn

- Thiết bị nén ngang đo địa chấn SDMT là sự kết hợp của Thiết bị nén ngang DMT với mô đun địa chấn gắn thêm đo tốc độ sóng cắt Vs. Mô đun địa chấn là bộ phận hình ống gắn phía trên đầu đo DMT, có gắn sẵn hai cảm biến cách nhau 0.5m.

- Khi sóng cắt Vs được tạo ra trên mặt đất, sóng đi đến cảm biến nhận phía trên trước, sau một khoảng thời gian sẽ đến cảm biến nhận bên dưới

- Biểu đồ địa chấn thu được bởi hai cảm biến này, khuếch đại và số hóa tại độ sâu thí nghiêm, được truyền đến PC trên mặt đất, tự động tính toán độ trễ (delay) sử dụng thuật toán Cross Correlation

- Vs thu được là hệ số giữa sự khác nhau khoảng cách giữa nguồn tạo sóng và hai cảm biến (S2 – S1) và thời gian trễ ∆T từ cảm biến thứ nhất đến cảm biến thứ hai.

- Cấu hình thí nghiệm khoảng cách đúng của hai cảm biến tránh bất kỳ khả năng gây sai số “zero time” tại búa gõ, đôi khi phải theo dõi trong cấu hình khoảng cách không đúng một cảm biến

Zalo